Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Phương pháp điều trị

Trẻ chậm nói có thể do rất nhiều nguyên nhân như thiếu sự tương tác của gia đình, tiếp xúc với các thiết bị công nghệ quá nhiều, do các bệnh lý tai mũi họng hoặc hoàn toàn có có thể là triệu chứng của tự kỷ. Cần phát hiện các dấu hiệu trẻ chậm nói ngay từ giai đoạn sớm để kịp thời khắc phục, giúp trẻ sớm được hòa nhập như các bạn đồng trang lứa.

Trẻ chậm nói là gì? 

Lời nói chính là phương tiện giao tiếp của mỗi con người hằng ngày được phát ra từ miệng. Lời nói sẽ bao bao gồm ngôn ngữ và phát âm, trong đó ngôn ngữ sẽ chính là một dạng “văn bản” bản biểu hiện ý nghĩa, nhu cầu của chúng ta. Ngôn ngữ và lời nói sẽ luôn được tiến hành song song, có ý nghĩa, không bị vấp, phát âm đúng sẽ được gọi là bình thường. 

 

Biết nói là một trong những cột mốc phát triển tự nhiên của một đứa trẻ, đã bắt đầu xuất hiện ngay từ những năm tháng đầu đời. Trẻ bắt đầu từ những câu bi bô, ê a vô nghĩa, qua tiếp xúc và giáo dục với cha mẹ và những người thân xung quanh, con dần hình thành ngôn ngữ, biết thể hiện nhu cầu cá nhân của bản thân qua lời nói có nghĩa.

Trẻ chậm biết nói hơn so với cột mốc phát triển tự nhiên là dấu hiệu bất thường mà phụ huynh không nên chủ quan  

Trẻ chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ hiểu đơn giản là tình trạng trẻ đến không thể dùng ngôn ngữ hay lời nói để biểu thị nhu cầu của bản thân và cũng không thể hiểu được ngôn ngữ và lời nói của người khác.Hoặc trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ không phù hợp, lộn xộn, thiếu logic khiến người khác không hiểu con muốn biểu đạt điều gì. 

 Mỗi đứa trẻ có các giai đoạn phát triển khác nhau, có trẻ biết nói nhanh, có trẻ chậm hơn tuy nhiên đều có chung các cột mốc phát triển, nếu quá chậm so với các cột mốc chung này thì đều được coi là bất thường. 

Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ chậm nói đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt sau thời điểm hậu Covid - 19. Có những trẻ 2- 3 tuổi vẫn chưa nói sõi, không thể nói được đến 50 từ nhưng phụ huynh vẫn chủ quan không đưa con đi thăm khám dẫn tới rất rất nhiều khó khăn trong điều trị, trẻ có khả năng đến trường chậm hơn các bạn bè đồng trang lứa vì không đủ ngôn ngữ học tập.

 

Có hai dạng trẻ chậm nói chính, bao gồm

  • Trẻ chậm nói đơn thuần: chậm nói do ảnh hưởng từ yếu tố môi trường hoặc do bệnh lý, trẻ vẫn có thể giao tiếp bằng mắt hoặc hiểu người khác nói gì, vẫn vẫn tập trung hoặc tương tác lại khi nghe người khác nói tuy nhiên chưa thể dùng ngôn ngữ để trả lời, thể hiện mong muốn. Trẻ chậm nói đơn thuần hoàn toàn có thể cải thiện và biết nói như bình thường nếu được can thiệp sớm mà không để lại quá nhiều hệ quả.

  • Trẻ chậm nói tự kỷ: một trong những đặc điểm ở trẻ tự kỷ chính là chậm nói, trẻ không có nhu cầu giao tiếp, không hiểu lời nói của người khác, ngôn ngữ hạn chế, không chú ý khi được người khác gọi tên. Tuy nhiên việc điều trị với trẻ tự kỷ chậm nói cũng chỉ giúp hỗ trợ phần nào, tuy nhiên trẻ vẫn gặp rất nhiều vấn đề bất thường trong giao tiếp ngay cả khi trưởng thành. 

Biểu hiện trẻ chậm nói 

Các biểu hiện trẻ chậm nói nếu phụ huynh không chú ý sẽ rất khó để phát hiện sớm. Nhiều người dùng thấy con chưa ê a, chưa bi bô cũng chủ quan cho rằng một thời gian nữa con sẽ biết nói nên không quá lo lắng. Chỉ khi đưa con đến bệnh viện thăm khám, thông báo về các triệu chứng mới biết chính xác rằng con bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Trẻ đến 12 tháng tuổi vẫn chưa bi bô nói, không phản ứng lại khi cha mẹ nói là biểu hiện rõ ràng ở những trẻ chậm nói 

 

Các biểu hiện của trẻ chậm nói sẽ được xác định thông qua các cột mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của một đứa trẻ, cụ thể như sau

  • Trẻ 3- 4 tháng tuổi không ê a, không phản ứng với các âm thanh quen thuộc khi trò chuyện cùng cha mẹ

  • Trẻ 7 tháng tuổi không phản ứng lại với tiếng động

  • Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói vẫn chưa ê a, chưa nói được các từ ngữ đơn giản như “ba”, “ma”; không biết vẫy tay là là tạm biệt, không nhại theo lời nói hay hành động của người khác, không nói lảm nhảm 

  • Trẻ 18 tháng tuổi không nói được từ đơn hoàn chỉnh; không biết phát âm hay kéo dài như tiết tấu âm nhạc khi trò chuyện; không thể dùng lời nói để biểu thị ý muốn; không phản ứng lại với những câu hỏi hay câu mệnh lệnh của người khác; vốn ngôn ngữ không đến 6 từ; không biết chỉ vào thứ mình muốn.

  • Trẻ 24 tháng tuổi nếu chậm nói không thể nói được 2 từ, không biết gọi tên người khác; không biết nối 2 từ cơ bản với nhau; không có khả năng nhại lời; không biết nói lời từ chối hay cảm ơn; không thể tự mình nói lảm nhảm hay chơi trò đóng vai.

  • Trẻ từ 2- 3 tuổi có vốn ngôn ngữ không đến 50 từ, không thể nói được từ ghép, không nhớ được những từ thường lặp lại; không biết tạo ra các cụm từ có đầy đủ chủ vị; không tự nói chuyện một mình; không biết đặt câu hỏi để thể hiện từ tò mò hay khám phá xung quanh;không đọc tên được các bộ phận trên cơ thể; có thể nói nhưng lộn xộn nên không ai hiểu ý trẻ muốn gì; lời nói không rõ ràng.

  • Trẻ trên 3 tuổi chậm nói không biết cách sử dụng đại từ hoặc sử dụng nhầm lẫn; không thể nói được các câu nguyên vẹn dù rất ngắn; không thể diễn tả lại những gì vừa xảy ra; không biết đánh vần các âm a, ă, â đơn giản..

Các biểu hiện của trẻ chậm nói thường được biểu hiện khá rõ ràng. Giai đoạn phát triển ngôn ngữ một số trẻ có thể nhanh/ chậm hơn so với các cột mốc thông thường, tuy nhiên đa phân nếu trẻ có các biểu hiện trên thì đều là biểu hiện của chậm phát triển ngôn ngữ khá lớn.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác về mặt cảm xúc, hành vi cũng có thể xuất hiện như

  • Trẻ có xu hướng thích chơi một mình hơn là tương tác với cha mẹ hay những đứa trẻ đồng trang lứa

  • Trẻ dễ cáu kỉnh, tức giận khi không thể biểu hiện được nhu cầu của bản thân

  • Trẻ bám cha mẹ quá mức, thường không muốn rời cha mẹ, đặc biệt khi gặp người lạ

  • Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn chú ý khi nghe người khác nói nhưng không hiểu gì 

  • Có thể không phản ứng lại khi được gọi tên

  • Trẻ tự kỷ chậm nói sẽ có các biểu hiện như đi nhóm chân, không nhìn vào mắt cha mẹ, chỉ tập trung vào thứ mình thích mà không quan tâm đến xung quanh, có các hành vi bất thường như vỗ tay lặp đi lặp lại mà không cần lý do, xoay tròn; nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng.

Nói chung, với bất cứ biểu hiện bất thường nào trong suốt giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ đều cần được phụ huynh phát hiện và đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân trẻ chậm nói

 Trẻ có thể mắc chứng chậm nói do rất nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng từ bệnh lý, từ yếu tố môi trường sống hằng ngày, do thiếu sự quan tâm từ cha mẹ. Phát hiện sớm các nguyên nhân này và thông báo với bác sĩ sẽ giúp việc điều trị đúng cách, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Theo các chuyên gia, trẻ có thể bị chậm nói do các nguyên nhân chính sau đây

Yếu tố môi trường và tâm lý 

Một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ trẻ chậm nói hiện nay tăng cao chính là do môi trường sống của trẻ thiếu phù hợp. Trẻ không được ra ngoài nhiều, chỉ ở trong nhà, hạn chế trong quá trình giao tiếp hằng ngày hoặc gặp các căng thẳng tâm lý từ môi trường sống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển ngôn ngữ.

Trẻ chơi với điện thoại quá nhiều thay vì tương tác với cha mẹ là nguyên nhân hàng đầu gây chậm nói 

Đặc biệt hiện nay nhiều phụ huynh có xu hướng cho con xem điện thoại, máy tính hay TV cả ngày để giữ con ngồi yên thay vì trực tiếp chơi và giao tiếp với con  khiến trẻ thiếu mất đi sự tương tác trực tiếp nên chậm nói. Chưa kể nhiều trẻ không được trò chuyện với cha mẹ lại thường xuyên xem các chương trình nước ngoài nên dẫn tới rối loạn ngôn ngữ trầm trọng.

Trẻ thiếu sự quan tâm từ gia đình, thiếu sự tương tác xã hội trực tiếp không chỉ có nguy cơ chậm nói cao mà còn trở nên ngày càng thu mình, thiếu tự ti, thiếu rất nhiều kỹ năng khác. Dù đã được cảnh báo rất nhiều nhưng đáng buồn là hiện nay thực trạng để trẻ nhỏ tiếp xúc với điện thoại, TV, máy tính quá nhiều vẫn cực kỳ phổ biến. 

Do bệnh lý

Các bệnh lý về tai - mũi - họng được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều đứa trẻ bị chậm nói mà phụ huynh không hề hay biết. Nhiễm trùng tai mãn tính được cho là căn bệnh khiến nhiều đứa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nhất, tuy nhiên nếu chỉ bị ở 1 bên tai khả năng nói của con vẫn có thể phát triển ổn định. 

Chẳng hạn nếu trẻ bị giảm thính giác thì không thể nghe cha mẹ nói gì, không phản ứng với âm thanh, không nghe được người khác nói chuyện nên cũng không thể biết nói hoặc không biết sử dụng ngôn ngữ như thế nào nên việc trẻ chậm nói cũng là điều khá hiển nhiên. 

Hay trẻ gặp các vấn đề về vòm họng như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch dẫn tới các âm con phát ra bị hạn chế, không rõ ràng, thậm chí là gây đau đớn cũng là yếu tố làm cản trở quá trình phát triển ngôn ngữ, lời nói nhiều nhất của một đứa trẻ. Phụ huynh có thể phát hiện các vấn đề này khá chậm. 

 

Ngoài ra, các tổn thương não bộ như xuất huyết não, viêm màng não, dị tật bẩm sinh hay bệnh bại não ở trẻ  cũng có thể liên quan đến chứng chậm nói. Bởi những tổn thương khiến não không thể điều khiển các cơ quan phối hợp với nhau để nói hoặc hiểu người khác nói gì. 

Trẻ chậm nói là biểu hiện của tự kỷ 

Một trong những biểu hiện trẻ tự kỷ điển hình chính là tình trạng chậm nói. Đây là hội chứng rối loạn phát triển bẩm sinh, xảy ra do rất nhiều yếu tố như tổn thương não trong khi sinh; mẹ sử dụng các loại thuốc không phù hợp khi mang thai, mẹ bầu tiếp xúc với nhiều độc tố khi mang thai cùng hàng loạt vấn đề khác.

Trẻ chậm nói kèm các biểu hiện bất thường trong hành vi, nhận thức có thể chính là biểu hiện của tự kỷ 

Đặc trưng của tự kỷ chính là khiếm khuyết về ngôn ngữ, nhận thức và có các hành vi kỳ lạ làm cản trở sự phát triển của một đứa trẻ. Các biểu hiện này bao gồm cả ngôn ngữ sẽ chỉ được cải thiện theo thời gian nếu được điều trị đúng cách, không thể loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi trưởng thành.

 

Các biểu hiện trẻ chậm nói tự kỷ đã xuất hiện ngay từ khi những năm tháng đầu đời nhưng không hề dễ phát hiện. Người tự kỷ có thể sống phụ thuộc vào gia đình khi trưởng thành, tỷ lệ tự lập, tự chăm sóc và nuôi sống bản thân thường rất thấp, đặc biệt nếu tham gia chăm sóc và điều trị quá muộn. 

Tuy nhiên cần hiểu rằng, trẻ tự kỷ đều bị chậm nói, nhưng điều này không có nghĩa là chậm nói là tự kỷ. Do đó để xác định chính xác trẻ gặp vấn đề gì cần phải đưa con đến bệnh viện thăm khám để biết chính xác nhất. 

Những ảnh hưởng từ việc trẻ chậm nói 

Trẻ chậm nói dù do bất cứ nguyên nhân nào cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển toàn diện của các con. Trẻ khi chậm nói, không hiểu được ngôn ngữ của người khác thì chắc chắn các kỹ năng khác của trẻ cũng không thể phát triển theo đúng giai đoạn.

Trẻ chậm nói thường gặp rất nhiều vấn đề trong sinh hoạt do không thể tương tác với người khác, không hiểu người khác nói gì 

Trẻ chậm nói đơn thuần có thể khắc phục được nếu được điều trị đúng hướng tuy nhiên với trẻ tự kỷ thì chỉ dừng ở mức độ cải thiện phần nào các biểu hiện, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn và các phương pháp điều trị cho trẻ.

Hơn hết, trẻ chậm nói cũng rất dễ kèm theo các vấn đề tâm lý bởi con không thể dùng lời nói để diễn ra nhu cầu của bản thân nên rất dễ bức bối. Trẻ có xu hướng dễ tức giận, dễ kích động, thậm chí là đánh cả cha mẹ khi không đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Nhu cầu trong việc bộc lộ tình cảm của trẻ cũng rất hạn chế.

 

Trẻ chậm nói nếu điều trị quá muộn sẽ khó có thể hòa nhập cùng các bạn bè đồng trang lứa, cảm thấy cô đơn và tiêu cực hơn. Nói chung, bất cứ vấn đề nào cũng để lại nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển, hiện tại và cả tương lai của con nên cần được phụ huynh phát hiện càng sớm càng tốt.

Hướng can thiệp cho trẻ chậm nói 

Phụ huynh ngay khi thấy con có những biểu hiện bất thường nên đưa con đến các chuyên khoa nhi lớn để thăm khám. Thông báo đầy đủ các biểu hiện cho bác sĩ để bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán và lộ trình điều trị phù hợp nhất. Việc điều trị cho trẻ cần kết hợp giữa nhiều phương pháp để có hiệu quả tốt nhất.

Điều trị y tế 

Điều trị y tế cho trẻ chậm nói sẽ phụ thuộc trên từng nguyên nhân. Chẳng hạn với trẻ bị nhiễm trùng tai, dính thắng lưỡi hay sứt môi hở hàm ếch sẽ được chỉ định phẫu thuật để khắc phục những khiếm khuyết này. Với các tổn thương liên quan đến não cũng được xem xét từng trường hợp để khắc phục tốt nhất.

Trẻ có thể được phẫu thuật nếu liên quan đến các bệnh lý để điều trị các khiếm khuyết 

Cần biết rằng không có loại thuốc nào có thể điều trị cho trẻ chậm nói biết nói. Các biện pháp y tế như phẫu thuật cũng chỉ giải quyết được phần nào các nguyên nhân, tuy nhiên nếu trẻ mắc chứng tự kỷ hay điếc sẽ khó can thiệp. Một số nhóm thuốc bổ não cũng có thể được chỉ định cho trẻ để tăng cường chức năng não bộ.

Tham gia giáo dục đặc biệt 

Trẻ chậm nói dù do bất cứ nguyên nhân nào, đặc biệt là tự kỷ cần được tham gia giáo dục chuyên biệt để cải thiện và phục hồi kỹ năng ngôn ngữ. Khi đã qua giai đoạn phát triển bình thường sẽ rất khó để bổ sung ngôn ngữ một cách tự nhiên bởi trẻ khó tiếp thu hoặc có hiệu quả rất chậm. 

Hơn hết việc giáo dục cho trẻ chậm nói không hề đơn giản, đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao do con thường khó tập trung, dễ kích động lại không hiểu người khác nói gì nên rất khó giảng dạy như bình thường. Chính vì vậy rất cần có sự hỗ trợ từ các giáo viên, các chuyên gia cho trẻ đặc biệt để có thể điều trị đúng cách. 

NHC Academy là đơn vị giáo dục chuyên biệt cho trẻ chậm nói uy tín, chuyên nghiệp, có trách nhiệm trong việc giúp trẻ trau dồi ngôn ngữ và giao tiếp 

Một số biện pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ chậm nói đang được áp dụng hiện nay như Phương pháp PECS,  phương pháp TEACCH.. Trẻ vừa được học về ngôn ngữ vừa được cải thiện về các kỹ năng giao tiếp xã hội để ngày càng dạn dĩ hơn, có thể hiểu người khác nói gì hay diễn đạt các nhu cầu của cá nhân. 

Hiện nay Trung tâm giáo dục chuyên biệt NHC Academy đang là một trong những đơn vị tiên phong trong giáo dục và can thiệp bổ sung cho nhóm trẻ đặc biệt như trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ, trẻ ADHD. Đây là nơi sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tốt nhất, hoàn thiện nhất giúp trẻ chậm nói phát triển toàn diện về mặt ngôn ngữ và các kỹ năng cần cần thiết khác trong suốt giai đoạn phát triển.

 

Với thế mạnh về đội ngũ chuyên gia và giáo viên đều là những người có kinh nghiệm, có chuyên môn cao, được đào tạo bản bản về các kỹ năng giáo dục cho cho trẻ đặc biệt. Không chỉ là người có trách nhiệm mà đội ngũ giáo viên tại đây đều rất giàu tình cảm, luôn đồng cảm và thấu hiểu cho những khó khăn của trẻ chậm nói và dành mọi tâm huyết hỗ trợ con cải thiện các kỹ năng mỗi ngày.

Với mong muốn tạo ra một môi trường học văn minh và tốt đẹp, Trung tâm giáo dục chuyên biệt NHC Academy cũng đầu tư rất nhiều về mặt cơ sở vật chất. Trẻ chậm nói được học tập và sinh hoạt trong không gian hiện đại, rộng rãi, tươi xanh, có đầy đủ các thiết bị học và chơi nên tinh thần cực kỳ thoải mái, húng thú, vui vẻ. Nhờ đó trẻ tiếp thu rất tốt các kỹ năng được giảng dạy.

NHC Academy luôn dành nhiều thời gian để làm quen, tạo sự tin tưởng, tìm cách kết nối với con để việc giảng dạy có hiệu quả nhất. Khả năng ngôn ngữ của trẻ ngày càng được mở rộng, con không chỉ hiểu người khác muốn nói gì mà còn tự tin chủ động trong giao tiếp, chủ động đặt câu hỏi, tò mò khám phá xung quanh nhiều hơn.

 

Các phương pháp giáo dục cho trẻ chậm nói tại NHC Academy đều dựa trên nền tảng khoa học kết hợp với việc chăm sóc tâm lý nên vừa đảm bảo hiệu quả lại không hề gây căng thẳng cho trẻ. Trẻ vừa được tăng cường được vốn từ, vừa cải thiện được khả năng giao tiếp nên dần dần hòa nhập được với các bạn bè đồng trang lứa. 

Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Academy:

Thông tin liên hệ:

Sự hỗ trợ từ gia đình 

Gia đình cũng đón vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói. Phụ huynh cần phối hợp với bác sĩ và các chuyên gia trong trong quá trình bổ sung ngôn ngữ, cải thiện khả năng giao tiếp cho trẻ, hỗ trợ con phát triển đúng theo cột mốc tự nhiên. 

Gia đình nên tham gia trực tiếp vào quá trình điều trị, tăng cường ngôn ngữ và giao tiếp cho con hằng ngày 

Cụ thể, gia đình cần làm những điều sau

  • Dành thời gian nói chuyện, tương tác trực tiếp với con nhiều hơn 

  • Không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính trừ khi nó có liên quan đến các phương pháp học tập

  • Đưa trẻ ra ngoài tham gia các hoạt động vui chơi và tương tác xã hội nhiều hơn thay vì chỉ ở nhà học tập

  • Trao đổi với các chuyên gia để biết cách hỗ trợ giáo dục ngôn ngữ tại nhà cho trẻ chậm nói đúng cách

  • Giáo dục trẻ nhẹ nhàng, kiên nhẫn, tránh thể hiện thái độ cáu gắt, khó chịu, quát mắng với trẻ

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ chậm nói, tăng cường các nhóm thực phẩm tốt cho não bộ như cá, các loại hạt, sữa, rau xanh..

  • Đọc sách, kể chuyện hay cho trẻ nghe nhạc cũng là cách kích thích và bổ sung ngôn từ cho con, chú ý nên dùng tiếp mẹ đẻ, tránh cho trẻ dùng các ngôn ngữ khác

  • Đặt ra các tình huống để kích thích con trò chuyện, tương tác với cha mẹ, chú ý hướng tới các nội dung mà con chú ý

  • Cố gắng kiểm soát để con luôn bình tĩnh, tránh các trạng thái căng thẳng hay bốc đồng quá mức

Để phòng tránh nguy cơ trẻ chậm nói, gia đình cần theo dõi các giai đoạn phát triển của con, không nên cho trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ, tăng cường giao tiếp trực tiếp với con hằng ngày. Bất cứ biểu hiện bất thường nào của trẻ cũng tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nguy hiểm nên phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. 

 

Có thể bạn quan tâm


 
Website liên kết
Văn bản

01

DANH SÁCH LỚP CHÍNH THỨC KHỐI 10 NĂM HỌC 2024-2025

Thời gian đăng: 25/08/2024

lượt xem: 51 | lượt tải:32

1389/SGDĐT-QLCLGD

V/v tăng cường tuyên truyền phòng ngừa hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 319 | lượt tải:76

1367/KH-SGDĐT

Kế hoạch tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024, giai đoạn 1 (từ ngày 20/4 đến 28/4/2024)

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 300 | lượt tải:326

1352/KH-SGDĐT

Kế hoạch phát động phong trao "Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt" năm 2024

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 417 | lượt tải:99

1347/SGDĐT-TTr

Công văn cử cán bộ, giáo viên làm công tác thanh tra thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 307 | lượt tải:132
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây